Skip to main content
18/02/2025

Cẩm nang những điều cần biết, phòng tránh & điều trị cúm mùa

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, dễ lây lan qua đường hô hấp và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết triệu chứng, đề phòng hiệu quả và xử lý kịp thời là rất quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng.

Triệu chứng và dấu hiệu nguy hiểm của cúm mùa

Cúm mùa là gì?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp, thông qua các giọt bắn từ nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng của người bệnh. Ngoài ra, virus cúm cũng có thể tồn tại trên các bề mặt mà người bệnh đã chạm vào, làm tăng nguy cơ lây nhiễm khi chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

Biểu hiện của cúm mùa

Người mắc cúm mùa thường có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, ho, viêm họng, đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi. Một số trường hợp có thể gặp triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi, nôn mửa hoặc tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em.

Triệu chứng cúm mùa

Biểu hiện NẶNG cần lưu ý

Trong một số trường hợp, cúm mùa có thể diễn tiến nặng, gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi. Các dấu hiệu nặng cần đặc biệt lưu ý bao gồm:

  • Ở trẻ em: Thở nhanh hoặc khó thở, môi hoặc mặt tím tái, đau tức ngực, đau cơ nghiêm trọng, mất nước, sốt cao không hạ, co giật.
Dấu hiệu cúm mùa nguy cấp ở trẻ em
  • Ở người lớn: Khó thở, đau tức ngực, suy nhược nghiêm trọng, chóng mặt dai dẳng, lú lẫn, không đi tiểu trong thời gian dài. 
Dấu hiệu cúm mùa nguy cấp ở người lớn

Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào, cần đưa người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ thăm khám và điều trị kịp thời.

Biện pháp điều trị cúm mùa tại nhà 

Hầu hết các trường hợp cúm có thể điều trị tại nhà bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, uống đủ nước và hạ sốt đúng cách. Nếu sốt trên 38,5°C, người bệnh có thể sử dụng thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ, kết hợp với lau người bằng khăn ấm. Người bệnh không nên tự ý dùng kháng sinh, thuốc kháng virus khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ

Một số biện pháp giảm triệu chứng cúm hiệu quả

  • Ngạt mũi: Xông hơi gừng, sả, vệ sinh bằng nước muối sinh lý 
  • Ho, đau họng: Uống mật ong chanh ấm, súc miệng bằng nước muối… 
  • Mệt mỏi, đau nhức: Bổ sung vitamin, uống đủ nước, oresol

Cần đi khám bác sĩ ngay khi:

  • Sốt cao trên 39°C không giảm 
  • Khó thở, đau tức ngực, tím tái Ho ra máu, đờm đặc, đau đầu dữ dội 
  • Người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người cao tuổi có biểu hiện nặng

Thời điểm gia tăng nguy cơ cúm mùa

Cúm mùa thường bùng phát mạnh vào mùa Đông và Xuân do điều kiện thời tiết lạnh, ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và lây lan. Trong giai đoạn này, nguy cơ hình thành dịch bệnh tăng cao, đặc biệt là ở những khu vực có mật độ dân cư đông đúc.

Đối tượng nguy cơ cao

Một số nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc cúm mùa và dễ gặp các biến chứng nặng bao gồm:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 12 tuần tuổi.
  • Người cao tuổi, phụ nữ mang thai.
  • Người mắc các bệnh nền như tiểu đường, tim mạch, bệnh phổi mãn tính, suy giảm miễn dịch.
  • Nhân viên y tế, người thường xuyên tiếp xúc với môi trường công cộng.

Biện pháp phòng tránh cúm mùa

Phòng tránh cúm mùa hiệu quả cần kết hợp nhiều biện pháp, thực hiện thường xuyên và liên tục như:

  • Giữ vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đeo khẩu trang khi ra ngoài, che miệng khi ho hoặc hắt hơi để hạn chế lây lan virus.
  • Tiêm vaccine cúm hàng năm: Vaccine giúp giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như hạn chế các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt cần thiết cho trẻ em, người già và người có bệnh lý nền.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Tránh dùng chung đồ cá nhân, giữ khoảng cách an toàn khi tiếp xúc với người có triệu chứng cúm, hạn chế ra ngoài nếu có dấu hiệu nhiễm bệnh.
  • Giữ môi trường sống sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh, khử khuẩn các vật dụng hay tiếp xúc như tay nắm cửa, điện thoại, bàn phím, đồng thời giữ không gian sống thông thoáng, ổn định nhiệt độ.

Tăng cường sức đề kháng để phòng cúm

Duy trì sức khỏe tốt là một trong những cách hiệu quả để phòng chống cúm. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp đầy đủ vitamin A, C, E, kẽm và uống đủ nước giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn. Bên cạnh đó, cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng để tăng cường hệ miễn dịch.

Cúm mùa không phải là bệnh mới nhưng không được chủ quan. Bất kỳ dấu hiệu nào của cơ thể cũng cần được theo dõi và lắng nghe để phòng tránh, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. 

giải pháp phòng tránh và điều trị cúm mùa

Liên hệ với các Thư ký sức khỏe hoặc các chuyên gia, bác sĩ tại PMC để được tư vấn và hỗ trợ trước bất kỳ thay đổi nhỏ nào về sức khỏe của bản thân và gia đình. 

Vì sức khỏe là tài sản quý giá nhất – PMC luôn đồng hành cùng Quý khách hàng và Hội viên trong hành trình chăm sóc sức khỏe toàn diện.

Trung tâm chăm sóc sức khỏe cao cấp Prime Medical Care 
▪️Hotline: 1900 1996
▪️Địa chỉ: Số 2C Trần Thánh Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội
▪️Website: www.pmc-healthclub.com
▪️Fanpage: Prime Medical Care

Bài viết liên quan

LIÊN HỆ
Địa chỉ:
Địa chỉ: Số 2C Trần Thánh Tông, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội.
Thời gian làm việc
Thứ 2 đến Thứ 7
Từ 08:00 đến 17:30

Chịu trách nhiệm chuyên môn: PGS. TS Phạm Nguyên Sơn, CCHN 020690/CCHN-BQP cấp ngày 19/02/2016 tại Bộ Quốc phòng.

Giấy phép hoạt động: Số 3689/HNO-GPHĐ.